Nếu một ngày bạn mang chiến kê đi tham gia thi đấu và vô tình phát hiện chú gà chọi bị kén mép thì sẽ như thế nào. Có thể nói, đây được xem là một loại bệnh không hiếm gặp, không gây nguy hiểm thế nhưng chúng cũng gây ra nhiều bất tiện trong quá trình chiến đấu. Vậy cách chữa gà bị kén mép thế nào? Hãy cùng nhà cái Alo789 tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gà chọi bị kén mép
Kén mép được xem là hiện tượng mà mép mỏ của gà chọi xuất hiện kén và sưng mủ. Bệnh tích này không gây ảnh hưởng đến tính mạng thế nhưng chúng sẽ khiến vùng mỏ gà xuất hiện cơn đau và gà không thể ăn uống hoặc tham gia các trận đá gà cựa sắt được.
Tình trạng gà chọi bị kén mép thường diễn ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như môi trường sống, vệ sinh chuồng trại không sạch sẽ, đảm bảo khiến virus hoạt động mạnh mẽ. Hoặc có thể chú gà chiến của bạn đã thiếu đi các khoáng chất, vitamin cần thiết trong cơ thể từ đó mọc ra kén trong.
Gà bị kén mép sẽ xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau từ đầu, lườn, hầu, mỏ,.. Trong đó lườn được xem là nơi khó điều trị và lâu khỏi nhất.
Chia sẻ cách chữa gà chọi bị kén mép hiệu quả
Hiện nay, có hai cách chữa trị gà bị mọc kén đó chính là mổ và dùng thuốc. Tuy nhiên, tùy theo mức độ vết thương và tay nghề của sư kê, từ đó chọn ra cách thức phù hợp để chữa trị.
Phương pháp mổ lấy kén
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng gà đá thì hãy thực hiện phương pháp mổ lấy kén mép cho gà. Trước khi bắt đầu thực hiện, hãy chuẩn bị một dụng cụ sắc nhọn và một liều lincomycin.
Đầu tiên hãy sử dụng ống tiêm hút hết các chất dịch có trong kén ra ngoài, hãy nhanh tay và thực hiện một lần duy nhất tránh trường hợp gà bị nhiễm trùng. Sau đó bơm hỗn hợp lincomycin vào nơi bị thương của gà đá.
Sử dụng điều đặn trong 5 ngày liên tiếp đến khi thấy vảy kén cứng và khô lại thì dùng tay bóc ra. Tuy nhiên, cách thức này giúp gà chọi rất nhanh khỏi bệnh thế nhưng hãy áp dụng với gà đã nuôi dưỡng lâu năm và hạn chế những chú gà đá tơ.
Dùng thuốc trị gà chọi bị kén mép
Cách làm này có thời gian điều trị lâu hơn, tuy nhiên chúng lại an toàn cho cả gà đá tơ và cả gà trưởng thành. Hiện nay các loại thuốc đặc trị gà chọi bị kén mép xuất hiện rất nhiều trên hầu hết các tiệm thuốc thú ý, bạn có thể chọn mua bất cứ nơi đâu.
Bạn có thể mua các loại thuốc như tiêu kén A300, VO của Thái Lan hoặc thuốc trị kén Lampam. Lưu ý hãy sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thú ý hoặc tại các quầy thuốc đảm bảo uy tín.
Cách chữa gà bị kén mép và gãy mỏ
Thông thường, một chú gà đá sau khi thi đấu về sẽ xảy ra tình huống gãy mỏ, vì thế anh em cần biết một số cách chữa trị gà cơ bản như sau:
Dùng một chiếc khăn mềm có pha nước ấm và chườm nhẹ nhàng lên vùng vết thương chảy máu, trầy xước. Việc làm này nhằm vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ đi cát bụi và lông bết dính, nếu chủ quan bỏ qua bước làm này có thể khiến chú gà bị nhiễm trùng.
Sau đó hãy cho gà uống một liều men tiêu hoá giúp đào thải máu bầm và các chất nhầy có trong ruột gà. Đặc biệt khi gà chọi bị gãy mỏ, sư kê nên hạn chế cho ăn cơm hay cám công nghiệp mà thay vào đó hãy nấu cháo và sử dụng tiêm bơm trực tiếp vào mỏ gà.
Chăm sóc gà chiến sau khi mổ kén
Khi hoàn thành việc mổ lấy kén ở gà, bạn cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, hạn chế vết thương bị nhiễm trùng gây ra nhiều ảnh hưởng. Mặc khác, không để gà vận động, đi lại qua nhiều tác động đến vết thương và khiến chúng thêm trầm trọng.
Đặc biệt khi không được chăm sóc và bổ sung chế độ ăn hợp lý cũng như chuồng trại không đảm bảo, tình trạng kén mép vẫn sẽ xuất hiện lại.
Khi nào nên mổ gà chọi bị kén mép
Để mổ kén hiệu quả, bạn cần phải chọn lựa thời điểm phù hợp lúc gà chọi khỏe mạnh nhất để điều trị dứt điểm trong một lần để không bị tái lại. Thời điểm tốt nhất đó chính là khi thấy kén đã bọng nước và có biểu hiện sưng mủ. Lúc này, bạn sẽ thấy một cục to lợn cợn, chạy qua chạy lại khi chạm vào.
Không nên mổ kén quá sớm vì khi đó các chất dịch trong vết thương vẫn còn và rất dễ bị tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn sư kê có tay nghề vững chắc khi mổ kém nếu không sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Một số chú ý gà khi điều trị gà chọi bị kén mép
Như đã nói ở trên, căn bệnh này không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của gà, thế nhưng sẽ khiến gà chọi gặp phải khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như vùng mỏ bị đau khiến gà ít ăn hơn và không hứng thú với các loại mồi thơm ngon,… khiến thể chất bị giảm sút. Nếu không điều trị nhanh thì gà chiến khó lòng hồi phục hay thậm chí dẫn đến chết khi bị nặng hơn.
Bên cạnh việc điều trị, người chăn nuôi nên lên thời gian biểu chuẩn bị lượng thức ăn phù hợp sao cho gà dễ hấp thụ nhất. Nếu quan sát thấy gà chiến của mình bỏ ăn hoặc bỏ bữa thì phải tìm cách và ép chúng ăn sao cho cân bằng dinh dưỡng.
Hãy nuôi dưỡng gà trong môi trường sạch sẽ, thoáng khí và bắt buộc anh em sư kê phải quét dọn, vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt hãy cung cấp các loại vitamin cần thiết vào khẩu phần ăn của gà để tăng cường đề kháng.
Trong thời gian này, không nên mang gà đi đá hoặc đúc mái, vì sức khoẻ gà chiến lúc này khá yếu dù có đá và mang về chiến thắng đi chăng nữa nhưng sẽ khiến vết thương của gà bị trầm trọng hơn.
Khi nuôi gà chọi bị kén mép hay các loại bệnh khác thì người chăn nuôi cần phải chú ý công đoạn nuôi dưỡng gà chọi thì mới phát hiện sớm tình trạng bệnh và có được phương pháp điều trị kịp thời.
Trên đây Alo789 đã chia sẻ toàn bộ các thông tin về nguyên nhân gà chọi bị kén mép cũng như cách chữa trị hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng kiến thức mà chúng tôi mang đến sẽ giúp quý đọc giả có nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà chiến.