Trong quá trình chăn nuôi, gà dễ mắc bệnh bạch lỵ, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, sẽ làm giảm sút hiệu quả kinh tế. Trong bài viết này, đá gà Alo789 chia sẻ các thông tin liên quan tới bệnh bạch lỵ ở gà, để chủ trang trại có biện pháp chữa trị hợp lý và đúng cách.
Nguyên nhân gây nên bệnh bạch lỵ ở gà
Ở gà, bệnh bạch lỵ là do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra, nhất là giai đoạn vật nuôi dưới 3 tuần tuổi. Ở điều kiện bình thường, Salmonella Pullorum có thể sống tới tận 3-4 tháng, ẩn nấp dai dẳng trong môi trường chuồng trại.
Phương thức lây truyền bệnh bạch lỵ cho gà
Bệnh bạch lỵ ở gà còn lây truyền sang con đường ăn uống, dụng cụ chăn nuôi… Hoặc gà mẹ bị nhiễm bạch lỵ, trứng mang mầm bệnh, nở thành gà con mắc bệnh là chuyện đương nhiên. Chưa kể tới, vi khuẩn bệnh còn lây nhiễm sang con đường côn trùng, con người.
Biểu hiện của bệnh bạch lỵ ở gà
Khi vật nuôi mắc bệnh bạch lỵ sẽ có các dấu hiệu nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:
- Gà mệt mỏi, xù lông, bỏ ăn, bỏ uống, cơ thể ủ rũ.
- Vật nuôi di chuyển mệt mỏi, chậm chạp hoặc rụt đầu, đứng yên tại một chỗ.
- Bụng tích nước, trương lên và phình to.
- Đi ngoài, phân ở dạng lỏng, không nguyên khối, có màu trắng hoặc trắng vàng.
- Ở khu vực hậu môn, lông dính bết vào nhau bởi phân.
- Gà mái giảm lượng đẻ, trứng có vỏ xù xì.
Bệnh tích bệnh bạch lỵ ở gà
Muốn biết rõ thêm về căn bệnh, ngoài các triệu chứng bên ngoài, chủ trang trại có thể tiến hành mổ vật nuôi để kiểm tra bệnh tích. Đó là:
- Gan, lách trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử, có màu nhợt nhạt, sưng to.
- Bên cạnh đó, phổi, tim và thành dạ dày và cơ màng bụng ở vật nuôi cũng có nhiều điểm hoại tử màu trắng xám nhạt.
- Màng ngoài tim dày đục, chứa nhiều dịch nhầy có màu vàng.
- Trong niêm mạc ruột có các mảng trắng.
- Dạ dày thức ăn có màu vàng và đặc lại.
- Lòng đỏ không tiêu, có màu trắng hoặc trắng nhạt đôi khi lại lẫn cả máu.
- Đối với gà mái khi mổ bệnh tích thì bị u nang buồng trứng, nang trứng có hình dạng bất thường.
- Còn gà trống thì tinh hoàn bị viêm, loang lổ từng điểm, sưng tấy. Chủ trang trại để ý rằng, lúc đầu tinh hoàn gà trống có màu đỏ dần dần chuyển sang màu trắng và hoại tử.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả
Thực sự đã là chủ chăn nuôi chẳng ai mong muốn gà mắc bệnh, đặc biệt là bạch lỵ. Khi phát hiện vật nuôi bị nhiễm bệnh, cần lên phương án điều trị sao cho hợp lý. Việc đầu tiên cần cách ly ngay lập tức gà bị bạch lỵ, kẻo lây lan sang cả đàn, khó xử lý.
Song hành với đó, chủ chăn nuôi tiến hành sát khuẩn chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi lẫn máy ấp. Có thể dùng các loại thuốc như sau: Haniodine 10%, Hankon, Hanmid… Trước khi dùng, cần đọc thông tin ghi rõ trên bao bì thuốc để đem lại hiệu quả cao.
Tiếp theo, bà con có thể thực hiện một trong các cách sau để điều trị bệnh bạch lỵ ở gà:
Cách 1: Dùng AMPICOLIS để chữa bệnh bạch lỵ cho vật nuôi. Trước khi chữa bệnh cho gà cần đọc kỹ thông tin được ghi trên bao bì. 1g/1 lít nước uống tương đương với 1g/6-8kg thể trọng, cứ thực hiện liên tục trong suốt 3-5 ngày.
Những ngày sau đó, bạn sẽ cảm nhận bệnh bạch lỵ ở gà có dấu hiệu thuyên giảm và dần dần ổn định. Bên cạnh đó để phát huy tối đa công dụng, bạn có thể dùng AMPICOLIS kết hợp với OSEROL-GLUCO.
Cách 2: Chủ trang trại có thể dùng ANTI E.COLI pha với nước theo tỷ lệ 2g/ 1 lít nước. Hoặc dùng thuốc kháng sinh trộn với thức ăn tương đương 1g/3-5 kg thể tích. Cho vật nuôi dùng thuốc liên tục trong suốt 3-5 ngày, có thể kết hợp song hành với giải độc gan NANOTOL, để bệnh bạch lỵ ở gà nhanh chóng thuyên giảm.
Cách 3: Bên cạnh đó, chủ chăn nuôi có thể sử dụng NANOCOLI pha với nước theo liều lượng 2ML/ 1 lít nước. Hoặc có thể dùng thuốc trộn với thức ăn theo công thức 1g/6-8 kg thể tích.
Để bệnh bạch lỵ ở gà nhanh chóng khỏi, có thể kết hợp thêm OSEROL-GLUCO. Trường hợp sử dụng thuốc vẫn còn thì chủ trang trại nhớ bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bên cạnh đó, bà con nên sử dụng thêm các sản phẩm vitamin tổng hợp, chất điện giải cũng như men tiêu hóa… để sức khỏe, sức đề kháng của gà được nâng cao đáng kể.
Phòng bệnh bạch lỵ ở vật nuôi
Vẫn là tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ trang trại cần lên phương án, các biện pháp phòng bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả. Đó là:
- Khi gà con được 3-5 ngày tuổi, bà con cho vật nuôi uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ như Ampicoli được pha với liều 1 g/2 lít nước.
- Môi trường chăn nuôi cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, phun thuốc sát khuẩn, tiến hành rắc vôi định kỳ.
- Các dụng cụ như máng ăn, máng uống… cần được cọ rửa sạch sẽ.
- Phân gà cần xử lý theo đúng cách, để diệt các vi khuẩn tích tụ bên trong, để không có hội phát tán.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần che chắn kỹ chuồng trại, kẻo gió xâm nhập… tạo tiền đề cho vật nuôi mắc bệnh.
- Thức ăn, nước uống cung cấp cho gà đảm bảo chất dinh dưỡng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
- Khi gà con mới nhập về, không nên cho vào chuồng trại ngay, nên bố trí ở khu vực cách ly, theo dõi khoảng 10 ngày, xem vật nuôi có mắc bệnh không.
Định kỳ mỗi tháng, bà con nên cho vật nuôi dùng thuốc kháng sinh. Dùng liên tục trong vòng 2-3 lần trong vòng 2-3 ngày, mỗi lần cách nhau từ 7-10 ngày, các loại thuốc kháng sinh sau để tăng cường thể lực cho gà: ENROCIN 20% hoặc AMOXCOLI, AMPICOLIS, AMPI-SULFA, NANOCOC…
Tới đây chắc chắn bà con có nhiều thông tin về bệnh bạch lỵ ở gà. Trong quá trình chăn nuôi, Alo789 khuyên chủ trang trại thường xuyên theo dõi, quan sát vật nuôi, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, cần cách ly ngay lập tức để lên phương án chữa trị cho hợp lý, đúng cách.