Nấm họng ở gà chọi là một căn bệnh truyền nhiễm ít gặp nhưng khi mắc phải lại gây lên thiệt hại lớn trong quá trình chăn nuôi. Trong bài viết này, Alo789 sẽ chia sẻ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách đặc trị bệnh nấm họng ở gà chọi. Cùng tham khảo nhé!
Nguyên nhân làm cho bệnh nấm họng ở gà chọi bùng phát
Candida albicans là tác nhân chính gây ra bệnh nấm họng ở gà chọi. Loại vi khuẩn này xâm nhập trực tiếp gây rối chức năng của các cơ quan tiêu hóa khiến cho vật nuôi ủ rũ và bỏ ăn. Nguyên nhân khiến cho loại nấm này sinh xôi và phát triển đó là:
- Do người nuôi không thường xuyên vệ sinh máng ăn và uống cho gà tạo ra môi trường để Candida albicans sinh sôi, phát tán.
- Cho gà ăn các nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh hay nguồn nước cấp cho gà không được sạch.
Triệu chứng của gà khi bị nhiễm bệnh nấm họng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của giống vật nuôi 2 chân này thường mắc phải rất nhiều loại bệnh khác nhau. Bệnh nấm họng ở gà chọi tuy không quá phổ biến nhưng khi mắc phải sẽ phát tán trên diện rộng và rất khó chữa. Chính vì vậy mà các sư kê cần thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh kịp thời theo các triệu trứng dễ dàng nhận thấy ở miệng gà như sau:
- Khi vật nuôi này bị nhiễm nấm Candida albicans, phần quanh miệng và bên trong họng gà sẽ xuất hiện những đốm trắng rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
- Quan sát ở bên trong khoang miệng có những mảng lớn màu trắng. Sâu trong thực quản của gà xuất hiện những vết loét màu đỏ và xung quanh là những mảng báng màu trắng đặc trưng của nấm Candida albicans.
- Gà thở ra có tiếng khò khè kèm theo mùi hôi. Bên cạnh đó kèm theo các triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi, ủ rũ và sụt cân rất nhanh.
Bệnh nấm họng ở gà chọi khi được các nhân viên thú y mổ khám sẽ có bệnh tích như sau:
- Thực quản có vết loét là nguyên nhân khiến gà ăn kém thậm chí bỏ ăn.
- Rạch diều thấy mùi hôi bốc lên nồng nặc kèm dịch nhầy và mảng báng có hạt nhỏ màu trắng.
- Phần niêm mạc của dạ dày bị sưng đỏ và xuất huyết.
- Ruột non sau khi tách có chứa nhiều chất nhầy, vết lở loét khiến vật nuôi suy yếu.
Bệnh nấm họng ở gà chọi có lây không?
Đối với các bệnh mà nguồn phát sinh từ nấm mốc có khả năng lây lan rất nhanh. Các phần tử của chúng phát tán qua môi trường, không khí thông qua các vận động của gà và những con còn lại hít phải. Nếu bệnh nấm họng ở gà chọi không được phát hiện kịp thời sẽ bị xuất huyết các bộ phận tiêu hóa gây nguy hiểm đến tính mạng của vật nuôi.
Chính vì vậy mà trong quá trình chăm sóc chiến kê của mình, bạn cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe của chúng thường xuyên để nhận biết và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, các sư kê nên kết hợp các biện pháp phòng bệnh không để các loại nấm mốc này có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Cách đặc trị bệnh nấm họng ở gà chọi hiệu quả nhanh chóng
Với các sư kê nuôi với số lượng ít khi phát hiện gà bị nhiễm nấm họng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc thú y để điều trị cho gà. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của gà để bà con lựa chọn được cách đặc trị phù hợp. Dưới đây là 4 phương pháp chữa bệnh nấm họng ở gà chọi hiệu quả cực nhanh chóng mà bạn nên tham khảo đó là:
Chữa nấm học bằng thuốc dân gian từ quả đu đủ
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chữa bệnh nấm họng ở gà chọi từ bài thuốc dân gian cực hiệu quả này đó là một quả đu đủ xanh. Không cần trái quá to mà chỉ cần lấy được một ít nhựa của nó để bôi lên phần miệng của gà sau khi đã cạo hết mảng bám màu trắng.
Các sư kê nên thực hiện 2-3 lần 1 ngày và liên tục từ 2 đến 3 ngày để hạn chế sự phát triển cũng như tiêu diệt tế bào nấm nhanh chóng. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả mà chi phí thấp. Tuy nhiên, các sư kê chỉ lên dùng khi số lượng gà chọi bị bệnh nấm họng khò khè ít bởi nó khá tốn thời gian để thực hiện.
Trị bệnh nấm họng ở gà chọi bằng rau ngót và thuốc tưa lưỡi
Đây được xem là bài thuốc tưa lưỡi của trẻ sơ sinh cực hiệu quả mà cũng có thể áp dụng khi chiến kê bị bệnh nấm họng với công dụng bất ngờ. Khi lựa chọn phương pháp điều trị này cần thực hiện như sau:
- Sư kê cần sử dụng khăn mềm chấm vào hỗn hợp nước rau ngót sống giã nát và thuốc tưa lưỡi để lau những chỗ gà bị nhiễm nấm.
- Bạn nên thực hiện 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và chiều, duy trì từ 3 đến 5 ngày liên tiếp khi thấy phần tử nấm màu trắng không xuất hiện ở miệng và họng gà nữa là được.
Trị bệnh nấm họng ở gà chọi bằng thuốc tím
Theo phương pháp trị bệnh nấm họng ở gà chọi này, bạn cần dùng dao hoặc que để cạo nhẹ phần bị nhiễm nấm màu trắng trong khoang miệng của vật nuôi. Sau đó, các sư kê sẽ dùng tăm bông quét thuốc tím hoặc xanh methylen vào những chỗ vừa cạo. Thực hiện phương pháp này trong vài ngày khi thấy đốm trắng không xuất hiện nữa có thể dừng lại.
Sử dụng kháng sinh – thuốc đặc trị nấm họng gà chọi
Căn bệnh hiếm gặp ở gà này cũng có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y chuyên dụng. Bạn cần sử dụng kết hợp với các loại vitamin tổng hợp và điện giải để bổ trợ nhằm tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh khi phát hiện bệnh nấm họng ở gà chọi.
Hiện nay, tại các cơ sở bán thuốc thú y đều cung cấp các loại thuốc đặc trị bệnh này. Bên cạnh đó với số lượng ít gà trưởng thành, sư kê có thể sử dụng các loại thuốc trị nấm của người như Fungicidin, Nystatin, Candicidin,… cho gà uống.
Loại bệnh này tuy ít gặp nhưng khi nấm bùng phát sẽ rất khó kiểm soát được sự phát tán và lây lan. Chính vì vậy mà người nuôi cần kiên trì điều trị và chăm sóc cho vật nuôi đã bị bệnh.
Một số vấn đề cần lưu ý khi phát hiện gà chọi bị nhiễm nấm họng
Khi phát hiện bệnh nấm họng ở gà chọi, trong quá trình điều trị các sư kê cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ xung thêm chất điện giải và vitamin cần thiết cho vật nuôi này.
- Tuyệt đối không nên cho chiến kê ăn những thực phẩm cứng, dai khó tiêu để hạn chế sự phát triển của tế bào nấm này.
- Cho gà tắm nắng thường xuyên để phục hồi, tăng cường sự miễn dịch.
- Vệ sinh khử khuẩn toàn bộ máng ăn, uống và khu vực chăn nuôi để tiêu diệt các tế bào nấm đã được phát tán ra môi trường.
Cách phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà chọi
Trong suốt quá trình chăn nuôi, bà con không thể tránh được các nguồn lây bệnh từ môi trường hoặc giữa các cá thể với nhau. Chính vì vậy, các sư kê cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa nấm bùng phát đó là:
- Luôn giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi và các dụng cụ bổ trợ bằng cách khử khuẩn định kỳ bằng dung dịch hóa học hoặc vôi bột.
- Nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ để ăn trong ngày. Không được để thức ăn dồn từ ngày này qua ngày khác hay các thuốc kháng sinh bị tồn đọng sẽ tạo môi trường để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Giữ môi trường nuôi thông thoáng và khô ráo vào những ngày mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Chuồng trại ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc phát triển khó kiểm soát.
Trên đây là nội dung tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các điều trị bệnh nấm họng ở gà chọi. Mong rằng các thông tin trên là hữu ích giúp bà con có thêm kiến thức để đạt được hiệu quả chăn nuôi cao nhất.