Bệnh tụ huyết trùng ở gà có cách đặc trị dứt điểm không?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà khi bùng phát khiến cho đàn gia cầm có tỷ lệ tử vong cao và không có triệu chứng rõ rệt trước khi chết. Vậy có cách đặc trị dứt điểm dịch bệnh nguy hiểm này không? Cùng Alo789 tìm hiểu nội dung chi tiết qua mô tả dưới đây.

Đôi nét tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng ở gà

Đối với các hộ chăn nuôi hiện nay, bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được gọi với cái tên dân giã la bệnh gà toi với khả năng truyền nhiễm khá nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nó không chỉ xuất hiện với thể nhiễm trùng huyết không chỉ trên gà mà gây nhiễm ở tất cả các loại vật nuôi hiện nay như gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn,…

Tìm hiểu về căn bệnh toi gà thường gặp nhất
Tìm hiểu về căn bệnh toi gà thường gặp nhất

Bệnh tụ huyết trùng ở gà do những nguyên nhân gì?

Đặc trưng thường thấy nhất khi loại gia cầm này nhiễm bệnh là hiện tượng viêm xuất huyết ở các niêm mạc dưới da và khi mổ khám thấy gan bị hoại tử. Nguyên nhân gây ra đó chính là do gà bị nhiễm vi khuẩn Gram (-) Pasteurella multocida ở thể bội nhiễm.

Bệnh toi gà có thể phát sinh ở mọi lứa tuổi, có diễn biến cực phức tạp và chỉ đến khi vật nuôi đang béo khỏe bỗng nhiên lăn ra chết không có biểu hiện gì đặc biệt. Thông thường, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gà qua đường miệng, hô hấp, tiêu hóa thậm chí cả các vết thương ngoài da.

Những mầm mống gây bệnh dịch tụ huyết trùng này có thể tồn tại ngoài môi trường, trong không khí, thức ăn và nước uống để chờ cơ hội xâm nhập và lây lan ra toàn đàn.

Gà bị tụ huyết trùng do đâu?
Gà bị tụ huyết trùng do đâu?

Đặc điểm dịch tế tiêu biểu khi gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng

Các chuyên gia thú y khi nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh tụ huyết trùng ở gà xảy ra lẻ tẻ tại mọi hình thức chăn nuôi khác nhau. Khi dịch bùng phát với triệu chứng nặng sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và thời gian chỉ diễn ra từ hôm trước đến hôm sau.

Một điểm đặc biệt nữa được chỉ ra đó là khi bệnh dịch này phát sinh từ trong khu vực chăn nuôi, gà sẽ nhiễm bệnh ít hơn và tỷ lệ tử vong sẽ không cao. Trong trường hợp lây lan từ bên ngoài vào khi bùng phát, bệnh sẽ có diễn biến phức tạp khó lường và lây lan nhanh, gà chết nhiều.

Đặc điểm dịch tế khi gà bị bệnh tụ huyết trùng
Đặc điểm dịch tế khi gà bị bệnh tụ huyết trùng

Dấu hiệu nhận biết dịch bệnh tụ huyết trùng ở gà

Theo các chuyên gia thú y khi nghiên cứu căn nguyên của loại bệnh này cho rằng vật nuôi khi ở giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Nhất là vào thời điểm chuyển giao giữa các mùa và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bà con sẽ căn cứ vào dấu hiệu qua các giai đoạn bệnh để có được phương pháp điều trị kịp thời như sau:

Bệnh tụ huyết trùng ở gà thể quá cấp tính

Đây là mức độ nghiêm trọng nhất khi gà nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng. Khi bùng dịch và lây lan trên diện rộng sẽ có diễn biến cực phức tạp và gần như bà con sẽ không kịp quan sát được các biểu hiện bị bệnh của vật nuôi.

Nếu như trong quá trình chăn nuôi, bạn thấy gà có biểu hiện bất thường, ủ rũ và có thể tử vong sau 1-2 giờ hoặc với những con trưởng thành có thể chết sau một ngày, Bên cạnh đó, vật nuôi còn có biểu hiện nhảy xốc lên, giãy dụa và lăn ra chết khi đang ăn uống và hoạt động bình thường.

Với biểu hiện khá rõ rệt này, bà con cần nghĩ ngay đến bệnh tụ huyết trùng ở gà và đến ngay các tiệm thuốc thú ý để mua thuốc phòng cho những cá thể còn lại.

Bệnh ở thể cấp tính

Biểu hiện bệnh tụ huyết trùng ở gà ở cấp độ này thường là ủ rũ, sốt cao, xù lông, xã cánh. Miệng và mũi của vật nuôi này có nhớt chảy ra kèm máu màu nâu sẫm có thể gà bị tiêu chảy phân trắng hoặc nâu. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không kéo dài trước khi chúng tử vong.

Bệnh toi gà ở thể mãn tính

Bệnh tụ huyết trùng ở gà ở cấp độ này sẽ có biểu hiện như viêm khớp hoặc phúc mạc. Vật nuôi cũng sẽ ủ rũ, tụt cân và phân dạng lỏng sủi bọt vàng. Bệnh tích khi mổ khám được các chuyên gia vạch ra như sau:

  • Phần gan sưng to kèm các nốt hoại tử màu xám trắng hoặc vàng nhạt nổi thành từng đám dày.
  • Phổi vật nuôi bị tụ máu màu nâu sẫm có thể kèm theo dịch viêm màu đỏ nhạt.
  • Niêm mạng của ruột có hiện tượng tụ máu cùng với các đám màu đỏ fibrin đỏ phủ kín.
  • Loại gia cầm này khi nhiễm bệnh sẽ bị viêm khúc mạc mãn tính, ống dẫn trứng ở con mái sưng to và có màu vàng nhạt.
  • Bệnh ở mức nặng có thể gây ra viêm não gây co quắp khiến gà bị vẹo cổ.
  • Vật nuôi tử vong nhanh nên khi chết vẫn còn béo, vùng dưới da bị tụ huyết bầm tím, có dịch nhớt.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng ở vật nuôi
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng ở vật nuôi

Gà bị tụ huyết trùng nên dùng thuốc gì để cứu chữa?

Hiện nay, có 2 pháp đồ đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà được các chuyên gia khuyên dùng đó là:

Phác đồ 1 bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bà con chăn nuôi khi phát hiện đàn gà của mình có hiện tượng bị tụ huyết trùng có thể dùng Bio Amoxicillin/ Ampi coli/ Norflox-10/ Enro-10/ T. Colivit để trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống. Liều lượng pha theo chỉ định của các chuyên gia thú y hoặc hướng dẫn chi tiết bên ngoài bao bì.

Bạn nên theo pháp đồ điều trị này trong 3 ngày liên tiếp 2 lần vào buổi sáng và tối. Bên cạnh đó, bà con cần kết hợp thêm men tiêu hóa, vitamin, giải độc gan để tăng sức đề kháng chống lại bệnh dịch cho vật nuôi.

Phác đồ 2 bệnh tụ huyết trùng ở gà

Để hạn chế mức độ lây lan dẫn đến tử vong cho đàn gà của mình, bà con có thể dùng thuốc tiêm như LINSPEC 5/10 hoặc LINCOSPECTOJECT với liều lượng 1ml/3kg thể trọng. Bạn nên tiêm 1 ngày 1 lần vào buổi sáng và liên tục trong vòng 3 ngày.

Khi gà đã giảm chết, bà con có thể theo phác đồ 1 từ 2 đến 3 ngày nữa để đảm bảo dịch bệnh tụ huyết trùng ở gà bị dập tắt triệt để.

Pháp đồ đặc trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả
Pháp đồ đặc trị bệnh tụ huyết trùng hiệu quả

Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Để có thể tránh được sự phát sinh hay xâm nhập của các loại vi khuẩn gây nên bệnh tụ huyết trùng nói riêng và các loại dịch bệnh khác nói chung. Bà con cần thực hiện một số công tác phòng chống dưới đây.

  • Vệ sinh khu vực chăn nuôi định kỳ: bà con nên sử dụng các dung dịch khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi 2 tuần 1 lần. Bên cạnh đó cũng nên vệ sinh máng ăn, uống và nguồn thức ăn, nước uống phải sạch sẽ.
  • Sử dụng kháng sinh phòng: để phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà, bà con có thể sử dụng thuốc kháng sinh vào các thời điểm thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho gà uống thêm vitamin C, thuốc chống stress và các loại thuốc bổ, vitamin, men tiêu hóa, thuốc giải độc gan thận,… nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
  • Tiêm phòng vacxin đúng độ tuổi: bà con cần vào vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà khi ở giai đoạn 1 tháng tuổi với liều lượng được khuyến cáo. Các loại vaccin phòng bệnh này chỉ miễn dịch trong vòng 6 tháng, vậy nên người nuôi cần tiêm nhắc lại định kỳ để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.
Vào vacxin định kỳ để phòng bệnh cho gà
Vào vacxin định kỳ để phòng bệnh cho gà

Trên đây là nội dung tìm hiểu về bệnh tụ huyết trùng ở gà và các pháp đồ đặc trị hữu hiệu nhất. Alo789 chúc bà con chăn nuôi có thêm được kiến thức để thực hiện phòng tránh và chữa trị kịp thời.