Cách làm chuồng gà đá như thế nào đẹp, tốn ít chi phí? Với những sư kê đang trong quá trình chăm nuôi gà chọi thì sẽ cần tham khảo một số cách làm chuồng. Vì nó không chỉ giúp chiến kê có không gian ở tốt mà còn giúp anh em tiết kiệm chi phí. Tham khảo ngay chia sẻ chi tiết sau đây.
Lưu ý trong cách làm chuồng gà đá
Cách làm chuồng gà đá rất đơn giản, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí nhất thì anh em nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Kích thước chuồng gà
- Cho dù là một hay nhiều con gà chọi thì kích thước chuồng gà chọi cũng cần phải có độ rộng rãi, thoải mái. Trung bình từ khoảng 2m đến 4m2 và cao trên 1m.
- Nếu như xây dựng chuồng cho 1 con gà chọi ở thì cũng cần phải đáp ứng được điều kiện chạy nhảy, không nên quá gò bó. Vì đặc tính của gà chọi chính là di chuyển nhiều, hoạt bát.
Dễ vệ sinh
- Chuồng cần có thiết kế hợp lý, khu vực ra vào cho gà và người cũng cần thuận tiện.
- Khu vực đẩy chất thải, rác bẩn trong chuồng ra ngoài cũng cần phải dễ dàng.
- Gà nên ngủ ở vị trí riêng và khu vực chứa chất thải riêng. Hoặc thường xuyên vệ sinh để không gian sống của gà được sạch sẽ nhất.
- Phần thu dọn rác thải, phun xịt nước cũng cần phải nghiêng để thuận tiện hơn khi vệ sinh.
Hướng chuồng thoáng gió
- Cần phải quan sát biểu hiện khí hậu để có thể đặt hướng chuồng hợp lý.
- Chọn hướng kín gió vào mùa đông và thoáng mát, tránh nắng vào mùa hè.
- Theo kinh nghiệm nhiều sư kê cho biết thì chuồng đặt hướng đông sẽ không mang đến hiệu quả tốt khi chăn nuôi.
Vật liệu xây chuồng
- Nếu như chuồng gà đơn giản thì có thể sử dụng lưới mắt cáo vây xung quanh.
- Còn nếu muốn chắc chắn hơn thì sư kê sẽ chọn xây dựng bằng sắt, bê tông hay gỗ.
- Chọn chất liệu phù hợp kinh tế, đảm bảo an toàn, tránh trộm cắp.
Một số cách làm chuồng gà đá đơn giản
Cách làm chuồng gà đá không khó. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng điều kiện khác nhau sẽ có phương pháp xây dựng khác nhau. Ngoài ra còn cần đảm bảo về mục tiêu mà sư kê muốn hướng đến. Dưới đây là một số mẫu chuồng gà chọi phổ biến mà Alo789 tổng kết:
Mô hình chuồng dọc
Đối với mẫu này thì cách làm chuồng gà đá cụ thể như sau:
- Kích thước tiêu chuẩn dài khoảng 3m, chiều cao khoảng 1m và rộng khoảng 1m. Đây là kích thước sử dụng cho việc nuôi khoảng 1 – 2 con gà chọi.
- Thiết kế phần mái có thể lợp bằng gỗ, nhựa hay sắt tùy ý. Quay xung quanh bằng lưới để gà được thông thoáng hơn.
- Có thể sử dụng mẫu chuồng này để gà sinh sống và vừa có thể sử dụng cho gà tập lực khá phù hợp.
Mô hình chuồng ngang
Trong các cách làm chuồng gà đá thì mô hình chuồng 2 tầng ngang được áp dụng nhiều nhất. Lý do là vì nó tận dụng được diện tích và nuôi được số lượng nhiều hơn.
- Kích thước chuồng dài khoảng 1,5m, sâu 1m và cao khoảng 1,5m.
- Phần mái lớp sẽ được sử dụng bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tùy ý với nhu cầu và mục đích của sư kê.
- Mẫu chuồng này sẽ dễ vệ sinh, giúp tách đàn tốt và gà còn tận dụng để tập lực thuận tiện.
Xây dựng quy mô lớn
Đây là mẫu chuồng kết hợp với cách làm không quá khó. Nó thuận tiện với những người nuôi với số lượng nhiều.
- Kích thước chuồng cơ bản dài từ 1.5m đến 2m, rộng từ 0,8m đến 1m.
- Mô hình sẽ bao gồm hai dãy song song với nhau có lối đi ở giữa. Thuận tiện cho việc kiểm tra, chăm sóc, vệ sinh và cho gà ăn.
- Xây tầng trên để tăng diện tích và mỗi tầng cách nhau khoảng 50cm. Trên mái sẽ được che chắn chắc chắn bằng nhiều vật liệu tùy ý.
Yêu cầu cần thiết khi xây chuồng gà đá
Cách làm chuồng gà đá không quá khó, nhưng nếu như sư kê không nắm rõ được kỹ thuật thực hiện thì sẽ gây nên nhiều bất tiện. Cụ thể một số yêu cầu cần nắm bắt như sau:
- Chuồng gà bắt buộc phải xa khu vực nhà ở. Không gian riêng và không được đặt ở khu vực đất quá trống trãi. Cũng không được đặt chuồng gà ở những khu vực quá rậm rạp sẽ dễ bị tấn công từ côn trùng, rắn rết, chuột bọ.
- Thiết kế chuồng phải đáp ứng được sự thuận tiện cho quá trình vệ sinh. Nếu có diện tích rộng thì cần tách khu vực chuồng với nơi để rác thải.
- Hệ thống vòi xịt chuồng trại luôn được đáp ứng để vệ sinh liên tục. Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ cho gà ở.
- Tốt nhất nên xây dựng bằng bê tông đối với những loại gà chọi tốt vì tránh trường hợp trộm cắp hoặc thời tiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Không cho gà ở với mật độ quá đông, kích thước chuồng vừa đủ để thoải mái chạy nhảy.
- Ngoài ra sư kê cũng cần thiết kế mái che chắc chắn. Không dột hoặc dễ gãy đổ sẽ làm ảnh hưởng đến gà chọi trong ngày mưa bão to.
Các loại vật liệu thường sử dụng làm chuồng gà
Ngoài cách làm chuồng gà đá thì anh em sư kê cũng cần phải biết lựa chọn vật liệu phù hợp. Một số loại nên sử dụng như sau:
- Thông thường để tiết kiệm chi phí thì sư kê có thể chọn lưới mắt cáo để vay xung quanh gà chọi. Tuy nhiên cần chọn lưới có ô nhỏ, đảm bảo gà tránh được sự tấn công từ rắn, chó, mèo hay các loại động vật gây hại khác.
- Ngoài ra còn có thể sử dụng vật liệu: sắt, bê tông hay gỗ đều được. Tùy vào chi phí và nhu cầu thì sẽ có cách sử dụng vật liệu khác nhau. Nếu như chi phí cao và sử dụng lâu dài thì có thể xây dựng bằng bê tông cho chắc chắn.
- Phần mái che có thể sử dụng như mái tôn, mái bằng tre, bằng gỗ tùy ý. Miễn xây dựng chắc chắn là được.
Chi phí xây dựng chuồng gà đá bao nhiêu?
Ngoài việc tìm hiểu về cách làm chuồng gà đá thì anh em có thể tham khảo thêm về chi phí. Mức chi phí sẽ phụ thuộc vào vật liệu anh em sử dụng. Nếu như vật liệu nhiều, bền tốt thì mức tiền sẽ cao hơn. Tuy nhiên anh em cũng nên tìm hiểu để lựa chọn nguồn mua vật liệu rẻ, chất lượng, uy tín.
Kết luận
Trên đây là cách làm chuồng gà đá và một số yêu cầu cơ bản dành cho sư kê. Anh em hãy áp dụng để có một không gian sống phù hợp nhất với chiến kê của mình nhé.