Cách vần gà chọi chiến đánh đâu thắng đó cực hiệu quả

Cách vần gà chọi như thế nào hiệu quả? Đây là điều mà hầu hết các sư kê đều rất mong muốn học hỏi kinh nghiệm. Để chiến kê vừa có sức khỏe tốt vừa tham gia thi đấu giỏi thì chắc chắn anh em chăm sóc cần phải biết rõ về các kỹ thuật này. Cùng Alo789 tìm hiểu ngay nhé. 

Các thuật ngữ cơ bản trong cách vần gà chọi

Trước khi tìm hiểu về cách vần gà chọi anh em sư kê mới vào nghề nên nắm bắt các thuật ngữ cơ bản. Nó có thể giúp sư kê hiểu được các bước cần thực hiện cũng như thực hiện được đúng kỹ thuật hơn. 

  • Lên chuồng: Đây là thuật ngữ chỉ gà sau gáy sẽ được sư kê đưa lên chuồng để chăm sóc cũng như tránh tình trạng chúng đánh nhau. 
  • Thời gian 1 hồ: Có địa phương thì sẽ tính từ 10 đến 15 phút hoặc 20 phút. Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp sẽ khoảng 5 phút. Đa số anh em miền Bắc sẽ có hình thức đá mỗi hồ là từ 15 đến 20 phút.
  • Mở mỏ: sư kê sẽ cho gà thử hồ đầu tiên để xem xét về lối đá của gà có hay hay không. Nếu như gà đá dở thì sẽ đem thịt hoặc cho đi tập luyện làm gà phu. 
  • Gà phu: Là gà sẽ được dùng để cho chiến kê tập luyện. 
  • Hồ đòn: Gà chọi sẽ được thả vào sới và đá nhau tùy theo từng chạng cân hay độ tuổi. 
  • Hồ hơi: Sư kê sẽ thực hiện bịt kín phần mỏ gà và cựa gà và để chúng đá nhau. Mục đích là để gà tăng cường về sức khỏe cũng như độ dẻo dai. Thời gian cho hồ hơi là khoảng 30 phút 1 hiệp. 
  • Đòn lối của gà: Đây là cách đá của gà chọi, nó có thể di chuyển bằng mọi cách như chui, luồn, tỳ để tấn công đối phương. 
  • Chạy lồng: cho gà chọi và gà phu vào 2 chuồng có ô lưới đặt sát vào nhau. Khi chúng nhìn thấy nhau sẽ thực hiện chạy lồng để tìm cách tấn công đối phương. 
  • Sới gà: Khu vực dành cho gà tập luyện và thi đấu. Nó được quay cót bao quanh và trải thảm phía dưới đất hoặc đổ cát vào cho êm. 
Một số thuật ngữ khi vần gà chọi
Một số thuật ngữ khi vần gà chọi

Cách vần gà chọi theo quy trình

Khi muốn có cách vần gà chọi chuẩn nhất thì anh em sư kê cần phải thực hiện theo đúng quy trình. Cụ thể như sau:

  • Cho gà chọi bắt đầu lên chuồng và thời điểm này gà phải đang trong tình trạng khỏe mạnh. 
  • Bắt đầu mở mỏ hồ đầu tiên với thời gian trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu như gà tham gia đá tốt, tấn công thông minh thì đây sẽ là chiến kê chất lượng. 
  • Tiếp tục cho gà nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng và sau 3 ngày sẽ bắt đầu chạy lồng. Tùy thuộc vào từng thể trạng thì gà sẽ thực hiện trong khoảng tufe 30 phút đến 90 phút. 
  • Sau khoảng 10 ngày thì gà sẽ phục hồi lại và tiếp tục sung sức chiến đấu. 
  • Tiếp tục cho gà thực hiện hồ hơi, sau mỗi hồ thì nên tháo bịt mỏ cho gà.
  • Mỗi ngày sẽ cho gà chạy lồng trong khoảng thời gian 30 phút để rèn luyện sức bền. 
  • Trong khoảng 13 ngày gà nghỉ ngơi thì anh em sẽ cho gà ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tiếp tục tham gia khoảng 2 hồ đòn. 
  • Tiếp tục cho gà chạy lồng trong khoảng thời gian 5 đến 6 ngày. 
  • Cho gà nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục thực hiện 3 hồ hơi. 
  • Tiếp tục thực hiện chạy lồng để gà chọi có thể khỏe khoắn hơn. 
  • Cho gà chọi tham gia tiếp tục từ 3 đến 4 hồ đòn. 
  • Nghỉ ngơi khoảng 7 đến 10 ngày và tiếp tục chạy lồng để giúp sức khỏe được suy trì. 
  • Có thể om bóp cho gà trước thi đấu, sau đó vần gà sâu khoảng 3 đến 4 hồ và tiếp tục nghỉ ngơi khoảng 10 ngày. 
  • Sau khi gà nghỉ ngơi thì sư kê có thể cho gà tham gia đá khoảng 5 phút để kiểm tra về sức khỏe, chân cẳng có hoạt động tốt không. 
  • Nếu gà ổn thì tiếp tục cho nghỉ khoảng 4 ngày và chạy lồng lần cuối sau đó cho gà thi đấu chính thức. 
Quy trình vần gà chọi cơ bản
Quy trình – cách vần gà chọi cơ bản

Hướng dẫn cách vần gà chọi, cách luyện tập đúng

Sau quy trình vần gà chọi chuẩn như vậy sẽ giúp chiến kê tăng cường được sức mạnh và tăng cường về thể trạng. Anh em sư kê nên áp dụng theo đúng để khi vần gà chọi được hiệu quả nhất. 

Sau đây sẽ là cách vần gà chọi chi tiết mang đến nhiều cơ hội thắng lớn cho chiến kế như sau:

Mở mỏ gà chiến

Khi gà đã và đang trong quá trình bắt đầu gáy thì sư kê sẽ cho lên chuồng sau 2 đến 3 tuần. Mở mỏ gà chiến với mục đích để kiểm tra xem chiến kê đó có đá tốt hay không. Tuy nhiên nếu như gà chọi còn nhiều lông măng thì sư kê không nên mở mỏ gà. Lý do bởi vì:

  • Gà đang trong quá trình nuôi lông sẽ rất yếu, không có cách ra đòn mạnh, không chuẩn xác. 
  • Lông non thì sẽ dễ gãy nên cần phải một nhiều thời gian chờ đợi cho gà mọc lại lông măng lần nữa. Nhiều loại gà gáy khi còn non mà sư kê không biết lại cho lên chuồng. 

Để biết được gà chọi mỏ mỏ có tốt hay không thì anh em sư kê cần nắm bắt một số tiêu chí như sau:

  • Chân gà đá phải linh hoạt, nhanh nhẹn và chính xác. Lực đá của chân mạnh, dứt khoát. 
  • Gà cặp cái phải thực hiện đá nhanh và ngay lập tức.
  • Thường gà chọi biết đá sẽ nhanh mổ vào đầu đối phương. Chúng sử dụng vị trí đó như là bàn đạp để nhảy lên tấn công. 

Khi mở mỏ xong mà chiến kê vẫn có lực đá tốt thì có nghĩa là gà chọi đó có gân gối khỏe. Khi kết thúc hồ thì anh em sư kê cần làm nước cho gà để phục hồi thể lực nhanh, vệ sinh vết thương. 

Mở mỏ gà chọi đúng quy trình
Mở mỏ gà chọi đúng quy trình

Để gà nghỉ ngơi sau mở mỏ

Để có cách vần gà chọi hay thì anh em sư kê cũng nên biết cách tính thời gian cho gà chọi nghỉ ngơi. Cụ thể: 1 hồ đòn bằng 2 hồ hơi. Vậy số ngày nghỉ sẽ được tính bằng số hồ đòn nhân 3 và cộng 7 ngày. 

Ví dụ: gà tham gia 2 hồ đòn thì sẽ lấy ngày nghỉ bằng 2×3+7 bằng 13 ngày. Gà chọi sẽ được nghỉ ngơi trong vòng 13 ngày sau đó. 

Nên vần gà chọi ở thời điểm nào?

Có rất nhiều sư kê băn khoăn về thời điểm vần gà chọi. Vì nếu như anh em thực hiện vần gà không đúng thời điểm có thể dẫn đến tình trạng gà chọi bị hỏng hoặc ngày càng đuối sức. Một số thời điểm thích hợp như sau:

  • Nên vần gà chọi trước thời gian thi đấu 1 – 2 tháng. Nếu như gà khỏe mạnh nhưng cần tập luyện sức bền thì hãy vần gà trong khoảng hơn 2 tháng thì sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. 
  • Gà chọi sau khi gáy khoảng 2 đến 3 tuần có thể bắt đầu mở mỏ gà để kiểm tra. Nếu như gà chọi thi đấu tốt thì có thể bắt đầu vần gà để tập luyện.
  • Ngoài ra sư kê cũng cần lưu ý rằng, mỗi giống gà sẽ có thời điểm vần khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố nên cần kiểm tra và quan sát chiến kê kỹ lưỡng. 
Lựa chọn thời điểm vần gà chọi
Lựa chọn thời điểm vần gà chọi

Không nên vần gà chọi khi nào?

Tránh tình trạng chiến kê bị mất sức, đuối hay lỏn lẻn thì anh em sư kê cần phải biết được không nên vần loại gà chọi nào:

  • Gà chọi có thể trạng yếu, không nhanh nhẹn.
  • Gà trong quá trình mọc lông măng
  • Gà đang trong giai đoạn thừa cân, béo phì hoặc quá còi cọc. 
  • Gà trước thi đấu 1 tuần đến 10 ngày không nên vần

Ngoài ra, sư kê chăm nuôi chiến kê thì nên nắm bắt được thể trạng của chiến kê như thế nào. Vì như vậy mới có thể giúp cho gà chọi có thời gian vần hiệu quả nhất. 

Lưu ý về một số loại gà không nên vần
Lưu ý về một số loại gà không nên vần

Kết luận

Trên đây là cách vần gà chọi chiến đấu tốt nhất anh em sư kê nên áp dụng. Chúc cho anh em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm hay, phù hợp với chiến kê của mình.