Gà bị ké bầu diều – Hướng dẫn chữa trị hiệu quả nhất

Gà bị ké bầu diều là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp nhiều trên cơ thể gà. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chiến kê, các sư kê cần đặc biệt chú ý đến các biểu hiện có trên cơ thể của gà. Từ đó nhanh chóng đưa ra các phương hướng xử lý nhanh chóng và kịp thời. Cùng Alo789 VN tìm hiểu các dấu hiệu của tình trạng ké bầu diều và tìm hướng điều trị hiệu quả.

Thông tin về gà bị ké bầu diều

Để có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này, các sư kê cần phải nắm được bản chất loại bệnh này. Theo đó, đây là căn bệnh sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể của gà. Những cục lớn này có thể được mọc ở dưới da hoặc dưới lớp cơ của chiến kê.

Khi đó, các cục lớn sẽ xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể của gà. Điều này gây ra những bất tiện nhất định và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của chiến kê.

Gà bị ké bầu diều
Gà bị ké bầu diều

Nguyên nhân gà bị ké bầu diều

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này ở gà xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Bệnh có thể xảy ra do những vết xước lâu ngày hoặc dằm đâm. Ngoài ra, việc gà không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bị thiếu vitamin cũng có thể dẫn đến xuất hiện loại bệnh này.

Căn bệnh này có thể gây ra nhiều bất tiện, đặc biệt là đối với gà chọi. Một số vị trí thường xuyên xuất hiện bầu diều giúp cho các sư kê dễ nhận biết có thể kể đến như: đầu, lườn, mặt và cổ gà.

Trong đó, hai vị trí khó chữa trị nhất là lườn và cổ gà. Các sư kê cần áp dụng các kiến thức nuôi gà đá nhằm xác định tình trạng bệnh và tìm ra cách giải quyết nhanh chóng và an toàn.

Những nguyên nhân gây ké bầu diều ở gà
Những nguyên nhân gây ké bầu diều ở gà

Bệnh gà bị ké bầu diều có nghiêm trọng không?

Ngày này, tình trạng bệnh gà bị ké bầu không còn quá xa lạ và các phương pháp chữa trị cũng khá đa dạng. Do đó, các sư kê không cần phải quá lo lắng khi gà mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện bệnh kịp thời thì những ảnh hưởng nghiêm trọng hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Theo đó, tình trạng nghiêm trọng của loại bệnh này còn phụ thuộc vào thể trạng của chiến kê. Nếu chúng không có dấu hiệu nào ảnh hưởng bất ổn đến gà như sốt, kén ăn, mệt mỏi, ủ rũ thì cục ké này thực chất chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của chúng.

Ngược lại, nếu gà bị ké bầu diều đi kèm các triệu chứng bệnh thì mức độ nghiêm trọng của chúng cao hơn và cần phải tập trung loại bỏ sớm. Vì vậy, ngay từ khi nhận thấy gà có dấu hiệu mắc bệnh thì sư kê cần phải theo dõi sát sao nhằm đưa ra cách xử lý kịp thời, tránh để bệnh ủ trong gà lâu ngày và không xử lý.

Mức độ nghiêm trọng của ké bầu diều
Mức độ nghiêm trọng của ké bầu diều

Hướng dẫn điều trị gà bị ké bầu diều bằng thuốc

Các sư kê hoàn toàn có thể tìm thấy thuốc điều trị bệnh gà bị ké trong các tiệm thuốc thú y hoặc các hiệu thuốc thông thường. Tên gọi của chúng thường là thuốc trị ké gà hoặc thuốc chống sưng viêm phù nề. Nếu gà bị bệnh nhẹ có thể giảm sưng do ké bầu nhanh chóng chỉ sau khoảng 2 ngày sử dụng.

Các sư kê lấy một lượng bằng viên con nhộng, tiến hành hòa tan trong khoảng từ 3 – 5cc nước đề gà uống. Duy trì thực hiện trong khoảng 2 – 3 ngày nếu gà bị ké bầu diều nhẹ. Nếu bệnh không thuyên giảm và trở nặng hơn thì các sư kê có thể áp dụng nguyên lượng thuốc trong vòng 7 ngày nữa.

Nếu chữa trị cho một đàn gà, các sư kê có thể áp dụng lượng thuốc khoảng bằng một cà phê hòa trong nửa lít nước. Sau đó, thực hiện bơm thuốc cho từng con trong đàn gà.

Nếu ké gà bắt đầu xẹp xuống dần thì đây là một dấu hiệu tốt cho thấy gà đang giảm bệnh. Trong trường hợp ké gà không tự tiêu và bệnh không giảm đi thì sư kê cần áp dụng phương pháp mổ kén.

Cách trị ké bầu diều bằng thuốc
Cách trị ké bầu diều bằng thuốc

Hướng dẫn mổ gà bị ké bầu diều

Với phương pháp mổ kén, các sư kê không nên vội vàng thực hiện sớm. Thay vào đó, sư kê cần tiến hành gom kén cho đến khi thành cục cứng tay. Khi đó, việc mổ kén sẽ giúp bệnh ở gà được chữa trị vĩnh viễn và không bị tái phát về sau.

Để biết cục ké gà đã cứng và có thể áp dụng phương pháp mổ được hay chưa, các sư kê cần sử dụng tay để nắn ké gà. Buổi chiều là thời điểm thích hợp nhất để sư kê mổ gà bị ké bầu diều.

Tuy nhiên công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian và khiến gà bị mất nhiều máu. Vậy nên hãy mổ ở những nơi sạch sẽ, có ánh sáng tốt. Một số dụng cụ cần chuẩn bị khi tiến hành thực hiện như: dao mổ, kéo, nhíp, bông y tế, các loại kháng sinh, thuốc mỡ (Nutri Drench, Vetericyn VF, Betadine, Muối Epsom,…)

Khi chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng, hãy bắt đầu rạch phần thịt ở vị trí bị ké. Sau đó đẩy ké ra ngoài bằng tay. Lưu ý nên chừa vết khâu khoảng 1cm để phần dịch vàng còn sót lại chảy ra hết nhằm hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả nhất.

Quá trình mổ gà bị ké bầu diều khá dễ dàng nhưng phương pháp chăm sóc sau mổ mới là điều cần đặc biệt quan tâm. Nếu là lần đầu tiên sư kê mổ thì nên tham khảo ý kiến, lời khuyên của những người đi trước. Tuyệt đối không tự ý thực hiện vì dễ mổ sai, khiến cho gà bị suy nhược nghiệm trọng, nhiễm trùng hoặc thậm chí là chết.

Để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho gà, hãy sát trùng vết thương và khâu lại cẩn thận sau khi lấy ké ra. Không cho gà ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 3 tiếng kể từ khi mổ và ra hiệu thuốc mua thuốc bổ cho gà ăn vào hôm sau để nhanh chóng phục hồi.

Cách mổ cho gà bị ké bầu diều
Cách mổ cho gà bị ké bầu diều

Vấn đề cần lưu ý khi gà bị ké bầu diều

Có rất nhiều trường hợp mổ xong nhưng vẫn không điều trị được dứt điểm. Do đó, người chơi cần nắm một số lưu ý cơ bản dưới đây để thực hiện đạt hiệu quả:

  • Nên cho chiến kê ăn với khẩu phần vừa đủ hoặc ít hơn thường ngày. Tuyệt đối không được cho ăn và uống nước quá nhiều.
  • Khi chưa gom mủ, không nên thực hiện mổ cho gà bị ké bầu diều.
  • Thường xuyên kiểm tra miệng vết thương để theo dõi tình trạng phục hồi.
  • Thực hiện ở nơi có đầy đủ ánh sáng, có các dụng cụ hỗ trợ sơ cứu tiêu chuẩn như dao, nhíp, bông gạc,…
  • Sau khi rạch da lấy kén xong, sư kê phải vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành khâu.
  • Tiêm kháng sinh và cho gà uống thuốc đầy đủ sau khi mổ để hỗ trợ giảm đau và nhanh chóng phục hồi vết thương.
  • Bôi thuốc sát trùng và thuốc mỡ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, gây ra các bệnh nguy hiểm khác.
  • Khi mổ, cần nặn sạch và lấy hết toàn bộ phần bị bệnh trong cơ thể gà bị ké bầu diều. 
  • Nên chừa lại một khoảng trống nhỏ trong quá trình khâu để huyết tương có thể thải ra, từ đó giúp gà được trị dứt điểm.
  • Buổi chiều là thời gian thích hợp để mổ ké và không nên cho gà ăn uống trong 3 tiếng sau khi mổ để diều gà nghỉ ngơi.
  • Hãy cho chiến kê ăn cháo và bổ sung thêm thuốc bổ vào ngày kế tiếp.
Người mổ cần có kỹ năng tốt
Người mổ cần có kỹ năng tốt

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về gà bị ké bầu diều. Bên cạnh những nguyên nhân, chúng tôi cũng đã chia sẻ thêm phương pháp chữa bệnh đơn giản và hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp các sư kê thực hiện thành công trong quá trình điều trị cho gà cưng của mình.